Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Bền Vững

Thuật ngữ “bền vững” phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong ngành du lịch, khái niệm “du lịch bền vững” đã không còn xa lạ với các cơ sở làm dịch vụ và du khách. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa này và các đặc điểm chính của du lịch theo hướng bền vững.

1. Khái niệm du lịch bền vững

Khái niệm du lịch bền vững được định nghĩa bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) trong một buổi hội nghị về Môi trường và Phát triển tại Riode Janeriro (1992), cụ thể đó là “Du lịch bền vững là sự phát triển toàn diện về các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, đồng thời quan tâm đến người dân bản địa, bảo tồn các nguồn tài nguyên và có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Phát triển du lịch bền vững cũng cần duy trì được các giá trị văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái, đồng thời góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì du lịch bền vững tức là hướng đến việc giảm thiểu tối đa các chi phí, nâng cao lợi ích du lịch cho khách thập phương và người dân bản địa. Đây cũng là hướng đi bền vững, lâu dài, không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái.

2. Đặc điểm của du lịch bền vững là gì?

Du lịch bền vững cần có sự kết hợp toàn diện giữa 3 yếu tố đó chính là: Môi trường – Kinh tế – Văn hóa, Xã hội. Cụ thể, hoạt động này được thực hiện qua các đặc điểm như sau:

  • Thân thiện với môi trường: các hoạt động du lịch bền vững sẽ tác động một cách tối thiểu nhất đến môi trường tự nhiên như: động vật, cảnh quan, năng lượng… cố gắng mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường, bảo vệ môi trường một cách tối đa nhất.
  • Tôn trọng tính xác thực về xã hội và văn hóa: du lịch bền vững sẽ không gây hại đến các giá trị văn hóa của từng địa phương, thay vào đó là góp phần quảng bá, tôn trọng bản sắc đó. Hình thức du lịch này cũng khuyến khích các bên liên quan ra sức phát triển, giáo dục, giám sát, đảm bảo giá trị văn hóa khi xây dựng du lịch bền vững.
  • Phát triển kinh tế: những hoạt động của du lịch bền vững sẽ tạo ra mức thu nhập ổn định, công bằng cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan.
Tham khảo thêm:  Du Lịch Bụi Cần Chuẩn Bị Gì? Nhỏ Gọn và Tiện Lợi

3. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Hiện nay, nhu cầu trải nghiệm du lịch là rất lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Việc phát triển du lịch bền vững được xem là lựa chọn mang đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Để phát triển du lịch bền vững, cần xác định rõ những mục tiêu bao gồm:

  • Đảm bảo hiệu quả kinh tế
  • Duy trì sự phát triển cho địa phương
  • Góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập
  • Tạo sự công bằng trong xã hội
  • Đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm của khách du lịch
  • Đảm bảo an sinh xã hội
  • Bảo tồn các giá trị văn hóa, tự nhiên
  • Sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Ngoài ra, du lịch bền vững cũng được nước ta quán triệt dựa trên các nguyên tắc cơ bản như:

  • Khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý
  • Giảm thiểu một cách tối đa việc tiêu thụ quá mức nguồn tài nguyên của thiên nhiên
  • Bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên, những giá trị văn hóa và nhân văn
  • Phát triển du lịch cần đặt trong sự tổng thể của kinh tế xã hội, đảm bảo hỗ trợ kinh tế cho các địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng
  • Chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực
  • Coi trọng việc nghiên cứu khoa học đối với ngành du lịch

4. Các loại hình du lịch bền vững

Du lịch bền vững có khá nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại hình đều sở hữu đặc điểm, hoạt động khác nhau. Cụ thể như sau:

Tham khảo thêm:  Mẹo Giúp Chuyến Đi Của Bạn Trở Nên Dễ Dàng Hơn

4.1. Du lịch sinh thái

Hình thức du lịch này dựa vào thiên nhiên, gắn bó với văn hóa của người dân bản địa, do đó có sự tham gia nhiều của cộng đồng. Du khách tham gia sẽ được trải nghiệm các hoạt động văn hóa đồng thời có những trải nghiệm về thiên nhiên, tìm hiểu về sự tác động của thiên nhiên đối với chất lượng sống của con người.

4.2. Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng tức là hoạt động của một cộng đồng người dân bản địa tham gia vào hoạt động du lịch. Hình thức này được phát triển dựa trên văn hóa của địa phương đó, do chính những người dân quản lý, tổ chức các trải nghiệm du lịch và hưởng lợi.

4.3. Du lịch tình nguyện

Những chuyến đi du lịch tình nguyện hiện đang được khá nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Hình thức này kết hợp tham quan, nghỉ ngơi với các hoạt động tình nguyện, từ thiện như: bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, xây dựng thư viện, trường học… Người tham gia du lịch tình nguyện sẽ có một hành trình đầy thú vị với vai trò là một tình nguyện viên và là một du khách.

5. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển bền vững. Cụ thể, nước ta hội tụ 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 30 vườn quốc gia, 6 vườn di sản và đa dạng các giá trị nổi bật.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 27 trên tổng số 156 quốc gia có biển, sở hữu hơn 125 bãi tắm tuyệt đẹp, điển hình trong số đó là vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long… Xây dựng và phát triển du lịch bền vững được xem là mục tiêu quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển như Việt Nam.

Trong 5 năm qua, hướng đi du lịch bền vững đã giúp cho ngành du lịch Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư lớn vào sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

Tham khảo thêm:  Mẹo Đóng Gói Hành Lý Du Lịch Hiệu Quả Nhất

Trải nghiệm hàng loạt trò chơi cảm giác mạnh tại VinWonders Phú Quốc

Một trong những minh chứng du lịch bền vững tiêu biểu của Việt Nam hiện nay đó chính là siêu quần thể Phú Quốc United Center. Phú Quốc United Center đã được Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam vinh danh giải thưởng “Quy hoạch đô thị quốc gia – VUPA” ở hạng mục “Các khu vực đã được xây dựng”. Công trình này được đánh giá cao bởi những sáng tạo nổi bật, góp phần thay đổi tích cực diện mạo đô thị, hội tụ các bản sắc văn hóa, giữ gìn yếu tố tự nhiên và sinh thái.

Bên cạnh đó, siêu quần thể Phú Quốc United Center được tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng và phát triển theo hướng đồng bộ, cung cấp tiện ích – dịch vụ “tất cả trong một” từ nghỉ dưỡng Vinpearl đến mua sắm, vui chơi giải trí tại công viên chủ đề VinWonders Phú Quốc, vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc, thành phố không ngủ Grand World… đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Có thể thấy, du lịch bền vững cần đáp ứng rất nhiều các tiêu chí khắt khe để được đánh giá là bền vững. Tại Việt Nam, du lịch bền vững đã trở thành cốt lõi giúp cho các hoạt động du lịch được khai thác, định hướng đúng đắn. Nhờ đó, du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi lựa chọn Việt Nam làm điểm đến. Đây cũng là cách toàn xã hội góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bài viết liên quan